Nồng độ phần trăm là gì và cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch ra sao? Các dạng bài tập và ví dụ về nồng độ phần trăm đa dạng, từ dễ đến khó. Tất cả sẽ có đáp trong bài viết sau đây, các bạn tham khảo nhé!
Nồng độ phần trăm là gì?
Nồng độ phần trăm của một dung dịch (hoặc hỗn hợp) là tỷ lệ phần trăm của một chất hoặc thành phần cụ thể trong tổng khối lượng của dung dịch đó. Nó thể hiện khối lượng của chất đó so với tổng số khối lượng của hỗn hợp hoặc dung dịch.
Nồng độ phần trăm của dung dịch được ký hiệu bằng biểu tượng “C%”.
Công thức tính nồng độ phần trăm
Nồng độ phần trăm của dung dịch bằng tỉ lệ khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch. Công thức tính chính xác bên dưới đây:
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
- C% là kí hiệu nồng độ phần trăm
- mct là khối lượng chất tan
- mdd là khối lượng dung dịch
Lưu ý: mdd = mct + mdm (khối lượng dung môi)
Từ công thức tính nồng độ phần trăm trên đây, các bạn có thể tính được khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi, nồng độ chất tan, …
Ngoài ra, còn có công thức tính nồng độ phần trăm liên quan đến nồng độ mol và khối lượng riêng của dung dịch:
C% = (CMxMx100%)/Ddd
Trong đó:
- M là khối lượng mol của dung dịch
- Ddd là khối lượng riêng của dung dịch
- CM là nồng độ mol của dung dịch
Ví dụ về công thức tính nồng độ phần trăm
Ví dụ 1: Hòa tan 20g muối NaCl vào nước, thu được 100g dung dịch NaCl. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối.
Lời giải:
Ta có công thức tính nồng độ phần trăm là:
C% = mct/mdd x 100%
= mNaCl/mdd x 100%
= (20/100)x100% = 20%
Ví dụ 2: Hòa tan 25g đường ăn (saccarozơ ) vào 75g nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch đường saccarozơ.
Lời giải:
Theo đề bài ta có:
mct = 25g, mdm = 75g
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
C% = mct/mdd x 100%
= 25/(25+75)x100%
= 25%
Cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch là một phần quan trọng trong hóa học. Dưới đây là cách giải bài tập này:
- Bước 1: Đọc đề và xác định số lượng chất có trong dung dịch, đặc biệt quan tâm đến các thông tin về số dư của các chất tham gia phản ứng.
- Bước 2: Tìm khối lượng của dung dịch sau khi phản ứng bằng công thức: Khối lượng dung dịch sau phản ứng (mdd) = Khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + Khối lượng dung môi – Khối lượng chất kết tủa – Khối lượng chất khí.
- Bước 3: Tìm khối lượng của chất tan trong dung dịch để có thể tính nồng độ phần trăm.
- Bước 4: Tính toán nồng độ phần trăm (C%) bằng công thức thích hợp.
Giải bài tập về nồng độ phần trăm của dung dịch
Câu 1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O.
Trả lời:
PTPƯ: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
- Tìm khối lượng chất tan là khối lượng KOH được hình thành sau phản ứng.
Số mol Kali:
nK = mK/MK = 3.9/39 = 0.1 mol
Theo phương trình phản ứng:
nKOH = nK = 0.1 mol
Khối lượng chất tan:
mKOH = 0.1×56 = 5.6 (g)
- Tìm khối lượng dung dịch sau phản ứng
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mdd = mK + mH2O – mH2
= 3.9 + 108.2 – 0.05×2 = 112 (g)
- Tính nồng độ phần trăm dung dịch KOH theo công thức:
C% = mct/mdd x 100%
= (5.6/112)x100%
= 5%
Câu 2: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl khi cho 20g KCl vào 600g nước.
Lời giải:
mdd = mKCl + mH2O = 20 + 600 = 620 g
C%(KCl) = (20/600)x100% = 3.33%
Câu 3: Tính nồng độ phầm trăm (C%) của dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml.
Lời giải:
Ta có D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít
C% = (CMxMx100%)/Ddd
= (4x40x100%)/1430 = 11,19%
Lời kết
Như vậy là các bạn vừa tìm hiểu một số công thức tính nồng độ phần trăm, cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch theo từng dạng bài tập. Còn nhiều công thức tính toán và kiến thức hóa học hữu ích tại website học online miễn phí. Các bạn nhớ quay trở lại thường xuyên nhé!